Thép tấm - Thép ống - thang may gia dinh - thang may - Đào tạo seo website

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Lưu ý trước khi khám bệnh

Lưu ý khi khám bệnh
1. Những điều cần chú ý trước khi đến khám:
Xin quý khách vui lòng dành một chút thời gian đọc kĩ những lưu ý sau đây trước khi thực hiện các xét nghiệm và siêu âm để đảm bảo đạt được kết quả chính xác nhất.
-    Bệnh nhân nếu có sử dụng bất kì loại thuốc nào thì nên mang theo đơn hoặc thông báo cho bác sĩ của chúng tôi
-    Những người có tiền sử bị tiểu đường, tim mạch cần nói rõ tình trạng khi đến khám và có ý định tiến hành các thủ thuật tiểu phẫu.
Đối với xét nghiệm máu và nước tiểu :
-    Thời điểm lấy máu thích hợp nhất là vào buổi sáng
-    Trước khi xét nghiệm máu hoặc nước tiểu trong vòng 12 tiếng tốt nhất bạn không nên sử dụng bia rượu và các chất kích thích
-    Vì các xét nghiệm của chúng tôi không liên quan đến đường huyết nên bạn không cần phải nhịn ăn sáng mà có thể ăn nhẹ trước khi tới khám.
2. Đảm bảo quyền riêng tư
Để thuận tiện cho bác sĩ khám và chẩn đoán một cách chính xác nhất bạn vui lòng cung cấp đầy đủ tình trạng bệnh lí cũng như các thông tin liên hệ cho nhân viên của chúng tôi. Những thông tin này được chúng tôi lưu giữ với mục đích khám, chữa bệnh và được bảo mật hoàn toàn, sẽ không tiết lộ với bên thứ ba.
3. Miễn phí tái khám sau liệu trình điều trị:
Sau mỗi liệu trình điều trị Phòng khám Thiên Tâm miễn phí tái kiểm tra cho bệnh nhân.

Một số cách giúp các bạn nữ ngăn ngừa viêm niệu đạo

Hỏi: Em thường hay bị viêm niệu đạo nên cảm thấy khó chịu. Triệu chứng thường có là đi tiểu buốt thỉnh thoảng có tiểu rắt. Làm cách nào để ngăn ngừa bệnh này?

Trả lời: Tiểu buốt tiểu rắt là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm niệu đạo. Khi mắc bệnh người bệnh thường mệt mỏi, khó chịu. Dưới đây là một số cách giúp các bạn nữ ngăn ngừa bệnh viêm niệu đạo:

1. Chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, thường xuyên tắm rửa. Bạn nên rửa sạch tay vì bàn tay là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn. Thường xuyên thay quần lót, không mặc quần lót chật, chất liệu không thông thoáng.

2. Uống nhiều nước và ngủ đủ giấc. Đi tiểu thường xuyên cũng là cách rửa sạch đường tiểu, đào thải độc tố, các loại vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Ngoài ra các bạn nên chú ý ngủ đủ giấc, thiếu ngủ sẽ làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Thường xuyên rửa sạch vùng kín và hậu môn, khi rửa phải theo đúng trật tự, không được sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng tắm có nồng độ cao.

4. Quan hệ tình dục điều độ, sau khi quan hệ nên đi tiểu, đi tiểu sẽ giúp đẩy vi khuẩn ra ngoài cơ thể, giảm nguy cơ bị viêm đường tiểu.

5. Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh thích hợp. Khi đi mua băng vệ sinh chú ý chất lượng, không mua băng vệ sinh ở hàng rong, không nhãn mác, không nên tham đồ rẻ. Tránh tình trạng băng vệ sinh kém chất lượng, gây viêm nhiễm. Nếu xuất hiện các triệu chứng ngứa âm hộ, ra nhiều huyết trắng nên lập tức đi khám phụ khoa để điều trị kịp thời. Trên đây là một số phương pháp giúp chị em ngăn ngừa bệnh viêm niệu đạo.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Tại sao tôi lại mắc buồng trứng đa nang?


Hỏi: Cho tôi hỏi tại sao lại bị mắc buồng trứng đa nang. Tôi đang rất lo lắng liệu bệnh này có thể sinh con được hay không ạ? Điều trị có khỏi dứt điểm được hay không?  Tôi xin cảm ơn bác sĩ ( Ngọc Ánh, 27 tuổi).

Trả lời:

Chào bạn Ánh!

Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh lý nội tiết thường gặp ở phụ nữ với tỷ lệ 16-22%, nghĩa là cứ trong 5 người thì có 1 mắc bệnh. Theo các chuyên gia của phòng khám đa khoa 59 Khương Trung, biểu hiện ban đầu của bệnh là kinh nguyệt không đều, thường là dài, lượng máu kinh ít, thất thường.

Nguyên nhân

Có nhiều cách giải thích cho cơ chế phát sinh hiện tượng buồng trứng đa nang nhưng tất cả đều thống nhất mô tả: buồng trứng có một lớp vỏ dày chắc và không có sẹo phóng noãn. Thử hình dung các nang trứng là các quả bóng cao su.

Nếu như các quả bóng này được thổi trong một thùng kín, thành dày, thì không thể thổi quả bóng to lên, bóng không thể rạn và vỡ được. Mặt khác, nếu có vỡ thì cũng không thông với bên ngoài được. Tương tự như vậy, do vỏ buồng trứng dày, hằng tháng, các nang trứng không thể lớn lên nhiều, cũng như không thể phá vỡ lớp vỏ dày để có hiện tượng phóng noãn.

Phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn 25 ngày hoặc chu kỳ dài trên 35 ngày hoặc không đều luôn tiềm ẩn nguy cơ không có sự phóng noãn. Khoảng 3/4 trường hợp không phóng noãn liên quan đến “hội chứng buồng trứng đa nang”.

Biểu hiện

Biểu hiện ban đầu của hội chứng này là kinh nguyệt không đều, thường là dài, số lượng máu kinh ít thất thường. Tuổi dậy thì kéo dài 2-3 năm, sau giai đoạn này kinh nguyệt sẽ đều. Sau vài năm mà vẫn không thấy kinh đều, thì có thể đã mắc hội chứng này. Nếu không điều trị, 17% trường hợp vẫn có thể có thai tự nhiên.

Số còn lại sẽ diễn biến như sau: các nang trứng không to lên được, không vỡ được, nằm dưới lớp vỏ dày của buồng trứng. Khi siêu âm, đặc biệt là siêu âm bằng đầu dò qua đường âm đạo, sẽ thấy nhiều nang trứng kích thước dưới 10 mm, phân bố như chuỗi hạt đeo cổ nằm ngay lớp vỏ buồng trứng.

Trong các nang trứng, chứa một lượng nội tiết, tích tụ dần làm thay đổi đáng kể nội tiết của người phụ nữ. Nồng độ nội tiết nam trong cơ thể tăng lên, lông phát triển ở những vị trí giống như nam giới như mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân và bụng nhiều. Trong cơ thể, nồng độ nội tiết nam và nữ đều cao, tuy có một vài dấu hiệu rậm lông, nhưng nhu cầu và hoạt động tính dục nữ vẫn bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt và cách phòng tránh


Phòng tránh rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

- Với phái nữ chúng ta, kinh nguyệt là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh lý bình thường. Vì vậy, mỗi phụ nữ cần có những kiến thức cơ bản về nó để có thể tự chăm sóc mình và ứng phó kịp thời với những bất thường có thể xảy ra.
- Cần tạo cho mình một lối sống thoải mái, xây dựng chế độ ăn uống, học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh và stress trong cuộc sống.
- Vệ sinh phụ nữ đúng cách để tránh viêm nhiễm sinh dục, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục tác động xấu tới kỳ kinh và dễ dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
- Có thể dùng cố định một loại thuốc điều kinh hợp với cơ thể bạn để vừa giúp ích cho sức khỏe, da dẻ được hồng hào, vừa tác động tích cực vào chu kỳ kinh nguyệt, giúp nó trở nên ổn định hơn.

Làm gì khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn

                       1539121424-0
- Trường hợp chứng rối loạn chu kỳ kinh của bạn do bệnh tật gây ra: đầu tiên, bạn cần phải được kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa, trong đó ưu tiên kiểm tra siêu âm – một trong những phương pháp giúp chẩn đoán nhiều bệnh đường sinh dục dễ dàng, nhanh chóng, không xâm lấn, rẻ tiền mà độ chính xác khá cao. Chỉ khi truy ra nguồn gốc của bệnh, bác sỹ mới có thể giúp bạn điều trị dứt điểm theo nguyên tắc bệnh nào uống thuốc ấy.

Và nên lưu ý rằng việc uống thuốc cũng phải tùy theo lứa tuổi (như tuổi dậy thì, tuổi sinh nở, tuổi mãn kinh), ở mỗi độ tuổi khác nhau thì cách sử dụng thuốc cũng không giống nhau. Đừng bao giờ tùy tiện đoán bệnh mà dùng thuốc, hãy tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa để trị bệnh tận gốc, trả lại cho bạn một chu kỳ kinh nguyệt ổn định và “xóa đi” nguy cơ hiếm muộn có thể gặp phải.

- Trường hợp rối loạn kinh nguyệt “sinh ra” từ chính thói quen, lối sống và vấn đề tinh thần nơi bạn: hãy nỗ lực thay đổi bằng cách kiêng rượu, thuốc lá và các chất kích thích nguy hại; tăng cường vitamin, chất khoáng, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể; chú ý ổn định tinh thần, cân bằng cuộc sống… kết hợp điều trị cao ích mẫu hay phụ huyết khang… trong 3 – 5 chu kỳ. Nếu sau một thời gian vẫn chưa có kết quả thì bạn nhất thiết phải đến xin tư vấn của bác sỹ và nhanh chóng điều trị dứt điểm, tránh nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình bạn.

Viên âm đạo khi mang tai có nguy hiểm không?



Hỏi: 
Em chào BS Thanh Hương. Em xin hỏi BS: em bị viêm âm đạo khi mang thai tháng thứ 5 và đến nay vẫn chưa khỏi. Em đã đi xét nghiệm và nguyên nhân là viêm âm đạo do Trực khuẩn Gr (+): + + và Trực khuẩn Gr (-): + (ít) và Bạch cầu: + . Cả 2 lần xét nghiệm đầu tiên đều có kết quả như vậy, đến lần thứ 3 thì không còn Trực khuẩn Gr (-) mà chỉ còn trực khuẩn GR (+) : + + và Bạch cầu: +. BS đã kê thuốc Benidi (lần 1) rồi Gyno-pevaryl (lần 2) rồi Fluomizin (lần 3) kết hợp nước rửa Lactacyd mà vẫn chưa khỏi ạ. Bây giờ thai đã 38 tuần rồi, âm đạo của em vẫn ra nhiều dịch và ngứa tuy không có mùi hôi. Tuần sau em dự kiến sinh. Vậy nếu em đẻ thường thì con em có bị lây nhiễm gì từ bệnh viêm âm đạo của em không? Em xin cảm ơn BS.
Viêm âm đạo khi mang thai thì sinh con có bị lây nhiễm không? - Góc tư vấn - Bệnh phụ khoa - Chuẩn bị sinh con - Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ
Trả lời:
 Trường hợp của bạn sau điều trị thuốc lần 3 chưa xét nghiệm lại, chưa rõ kết quả đến đâu. Bạn điều trị thêm 1 đợt NEO-GYNOTERNAN (nhà SX là Mekophar) điều trị viêm âm đạo do tác nhân phối hợp (nấm, trùng roi, tạp khuẩn gây mủ..), phòng ngừa trước khi can thiệp thủ thuật vùng âm đạo (như đẻ, đốt lộ tuyến cổ tử cung…). Nếu ngứa tăng lên, cảm giác kim châm tại chỗ (hiếm gặp) phải ngừng thuốc vì có thể dị ứng với 1 thành phần nào đó của thuốc. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn nhúng 1 viên thuốc vào nước 20 giây rồi đặt đẩy sâu (lút hết ngón tay trỏ) vào trong âm đạo. Điều trị trong 7 ngày.
Bạn chú ý phơi quần áo, đặc biệt quần lót ra nắng, phải giặt kỹ loại bỏ sạch xà-phòng. Đã có trường hợp chỉ điều trị vợ mà bỏ sót chồng, vì vậy nên vận động khéo “anh xã” đi xét nghiệm dịch qui đầu nữa (nếu vợ chồng bạn đã “kiêng” nhau từ lâu thì không nên nói kẻo lại tranh cãi).
Viêm âm đạo, khi sinh bé dễ viêm da, viêm mắt, viêm hô hấp-phổi, mẹ dễ bị nhiễm trùng ngược dòng theo đường tiết niệu, viêm tử cung, tiểu khung, nặng hơn thì nhiễm trùng huyết (tuỳ theo loại vi khuẩn). Vì vậy khi đi đẻ phải thông báo đầy đủ với êkíp bác sĩ phụ trách.

Uống thuốc tránh thai hàng ngày có nguy hiểm không?



Để tránh tình trạng nạo hút thai chỉ vì không sử dụng biện pháp an toàn, hãy sử dụng thuốc tránh thai ngay sau khi "yêu".
Phương pháp tránh thai cơ bản
Thuốc tránh thai được tạo ra trong những năm 60 của thế kỷ XX với 2 chức năng kiểm soát kỳ kinh và ngừa thai.
Mỗi viên thuốc nhỏ đều có chứa lượng progesterone và estrogen, cùng có tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng (mỗi tháng, sẽ có 1 quả trứng chín và rụng khỏi buồng trứng, sẵn sàng cho việc thụ tinh). Thuốc tránh thai cũng ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Hiện có 3 loại thuốc tránh thai:
- Chỉ chứa progestin: Chúng không chứa estrogen và rất thích hợp cho những phụ nữ vừa sinh con.
- Thuốc tránh thai kết hợp: Đây là loại phổ biến nhất trong thuốc tránh thai đường uống. Mỗi hộp thuốc tránh thai hàng ngày có chứa các viên thuốc chứa hormone đủ dùng cho 3 tuần và 7 viên còn lại là đường hoặc sinh tố sắt. Trong loại này lại chia làm 2: monophasic (chứa lượng progesterone và estrogen cho tác dụng phụ thấp nhất) và multiphasic (chứa 3 liều hormone khác nhau, thay đổi sau mỗi 7 ngày. Chúng sẽ giúp giảm các tác dụng phụ như chảy máu và nổi tàng nhang)
- Thuốc tránh thai khẩn cấp: Được dùng để ngừa thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
 
Uống thuốc tránh thai hàng ngày có gây vô sinh? - 1
Bên cạnh tác dụng phụ thuốc tránh thai hàng ngày còn có
những lợi ích mà không phải ai cũng biết
Lợi ích của thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai đường uống không chỉ hiệu quả trong ngừa thai mà còn có những tác dụng tích cực khác đối với sức khỏe phụ nữ như:
- Giảm lượng máu trong kỳ kinh, giảm đau bụng, co thắt tử cung
- Vòng kinh đều
- Giảm mụn
- Ngừa loãng xương
- Giảm nguy cơ phát triển u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng
- Giảm viêm màng trong dạ con
- Giảm các u lành ở ngực
Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Một số tác dụng phụ không mong đợi khi dùng thuốc tránh thai gồm:
 - Chảy máu giữa kỳ kinh
 - Buồn nôn và/hoặc nôn
 - Đau đầu
 - Tăng huyết áp
 - Máu vón cục (đặc biệt là ở những người hút thuốc lá)
 - Có thể bị sỏi thận và u lành ở gan
 - Lên cân hoặc giữ nước
 - Căng tức ngực
 - Không bảo vệ được các bệnh lây qua đường tình dục
 - Giảm cảm giác ham muốn “yêu”
 - Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
 
Uống thuốc tránh thai hàng ngày có gây vô sinh? - 2
Thuốc tránh thai hàng ngày không phải ai cũng có thể uống được
 Những câu hỏi quan trọng trước khi định dùng thuốc
 Trước khi quyết định lựa chọn 1 loại thuốc tránh thai đường uống, bạn cần trả lời các câu hỏi hoặc hỏi bác sĩ các câu hỏi sau:
- Bạn có thể nhớ uống thuốc đều đặn mỗi ngày (thuốc tránh thai đường uống chỉ hiệu quả khi dùng thường xuyên).
- Bạn có sử dụng thêm bao cao su?
- Tại sao bạn lại chọn thuốc tránh thai? Chỉ vì mục đích tránh thai hay muốn giảm mụn, giảm đau bụng kinh..?
- Bạn có đang hút thuốc lá?
- Việc chảy máu bất thường có gây trở ngại cho đời sống tình dục của bạn?
- Bạn có bị huyết áp cao?
- Bạn có lo lắng hay có biểu hiện tăng huyết áp?
- Thuốc tránh thai có làm giảm tác dụng của các loại dược phẩm mà bạn đang uống hoặc ngược lại?
Thuốc tránh thai đường uống là một phương pháp ngừa thai hiệu quả nhưng không phải mọi phụ nữ đều dùng được. Vì thế hãy trao đổi với bác sĩ kham phu khoa để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp nhất.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

5 dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa mà chị em ít lưu ý


Kham phu khoa - Có 5 dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo ung thư phụ khoa mà rất ít chị em lưu ý đến là ngứa ngáy "vùng kín", đau lưng hoặc đau bụng, mệt mỏi triền miên, tiểu gắt và nhiều hơn bình thường, đầy hơi.
Chào bác sĩ. Hiện tại em đang rất lo lắng về các triệu chứng mình gặp phải. Một tháng trở lại đây, em thường xuyên bị đau lưng và bụng dưới, khi tiểu tiện và đại tiện cũng nhiều hơn, thỉnh thoảng em bị đầy hơi, đau tức ở "vùng kín"... Em chưa đi khám vì sợ mình có các dấu hiệu của bệnh ung thư phụ khoa.

Em nghe nói các biểu hiện khi bị ung thư phụ khoa thường không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh phụ khoa khác. Em rất lo lắng nên muốn được bác sĩ tư vấn trước. Theo bác sĩ, các dấu hiệu em gặp phải có đúng là của bệnh ung thư phụ khoa không? Bệnh này có chữa khỏi không? Em xin cảm ơn bác sĩ đã tư vấn! (Hải Phương)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Hải Phương thân mến,

Bệnh phụ khoa bao gồm các bệnh như viêm nhiễm "vùng kín", viêm nhiễm buồng trứng, u xơ tử cung... là những bệnh khá phổ biến và thường gặp ở nhiều chị em. Các bệnh này nếu để lâu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nặng và chuyển sang các bệnh ung thư phụ khoa. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng nắm rõ được các dấu hiệu cảnh báo các loại ung thư phụ khoa bởi các dấu hiệu của bệnh hoàn toàn có thể không liên quan hoặc dễ nhầm lẫn sang các bệnh bình thường khác.
5 dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa mà chị em ít lưu ý 1
Chị em cần phân biệt được triệu chứng nào là bình thường và khi nào bất bình thường. Ảnh minh họa

Hiện có 5 loại ung thư phụ khoa chính, gồm cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, âm đạo, âm hộ. Mặc dù cả 5 bệnh ung thư này đều nguy hiểm nhưng hiện nay mới chỉ có ung thư cổ tử cung là được tầm soát bằng phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung pap smear. Do vậy, để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư, chị em phải tự nhận biết các triệu chứng và được bác sĩ tư vấn.

Có 5 dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo ung thư phụ khoa mà rất ít chị em lưu ý đến là ngứa ngáy bộ phận sinh dục, đau lưng hoặc đau bụng, mệt mỏi triền miên, tiểu gắt và nhiều hơn bình thường, đầy hơi. Sở dĩ chị em không mấy chú ý đến các triệu chứng này là vì hầu hết chị em thường có cảm giác chướng bụng mỗi khi đến chu kỳ tháng, còn phụ nữ mãn kinh lại luôn buồn tiểu và tiểu nhiều hơn bình thường. 

Do vậy, điểm mấu chốt để nhận biết được những dấu hiệu đáng báo động trên là phải phân biệt được triệu chứng nào là bình thường và khi nào bất bình thường. Phụ nữ là người hiểu rõ nhất cơ thể của mình, chẳng hạn như chu kỳ dài ngắn, có hay chướng bụng hoặc đau lưng... Nếu kéo dài hơn 2 tuần lễ, nên đến bác sĩ kiểm tra ngay.

Các triệu chứng mà bạn đang gặp phải đã kéo dài trên 1 tháng, vậy thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Bà bầu nên uống nước dừa suốt thai kỳ.


Kham phu khoa - Nhiều bà bầu e ngại về việc uống nước dừa trong thai kỳ của mình. Tuy nhiên lo lắng này là hoàn toàn sai lầm bởi vì nó có rất nhiều lợi ích cho 2 mẹ con bạn.
Tại sao bà bầu lại nên uống nước dừa khi mang thai?

Hầu như mỗi khi bạn đi khám bác sĩ lúc mang bầu, các bác sĩ thường khuyên bạn nên uống tối thiểu một ly nước dừa mỗi ngày đấy. Lý do là vì nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và có mức độ cân bằng điện phân có lợi cho máu cơ thể.

Nước dừa cũng là một thứ nước tự nhiên vô trùng rất có lợi trong quá trình mang thai. Nước dừa giúp duy trì sức khỏe của người mẹ và thai nhi đang phát triển bởi vì nó có chứa một lượng dồi dào của clorua, kali, magiê, đường, natri và protein vừa phải.

Kali có trong nước dừa có thể giúp điều chỉnh huyết áp và cải thiện chức năng tim. Ngoài ra, nó cũng là một nguồn tuyệt vời của chất xơ, mangan, canxi, riboflavin và vitamin C. 

Những lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa khi mang thai

Là một thức uống tự nhiên, vô trùng

Nước dừa là một thức uống tự nhiên, vô trùng và giúp bổ sung thêm chất lỏng, muối trong cơ thể. Do đó, nó có tác dụng ngăn ngừa sự mất nước và kiệt sức.

Ít chất béo và không cholesterol 

Nước dừa có chứa ít chất béo và là một loại đồ uống không cholesterol. Nó cũng có tác động tích cực nâng cao mức độ HDL -  mức cholesterol tốt trong cơ thể. 

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nước dừa rất giàu axit lauric, nó có thể có tác dụng chống vi khuẩn, chống virus và chống nấm. Nhờ tác dụng này mà nó có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cả mẹ và thai nhi đang phát triển. Nước dừa cũng giúp các bà bầu ngăn ngừa nhiễm trùng do cúm, HIV, herpes...

Ngăn ngừa chứng ợ nóng

Một lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác của nước dừa là giúp ngăn ngừa và điều trị chứng ợ nóng. Nước dừa có hiệu quả giúp làm sạch đường ruột và đường tiêu hóa. Điều này có thể làm giảm bớt chứng ợ nóng và táo bón trong thời gian mang thai của các chị em.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Phần lớn nhiều chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Vì thế nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên có thể giúp tăng lưu lượng và tần số của nước tiểu. 

Như vậy, nước dừa giúp xả độc tố ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho chị em bầu bí. Nó cũng là một nguồn tự nhiên và an toàn để hydrat trong cơ thể. Chúng có thể cho phép việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

Giảm cân

Nước dừa thậm chí có thể giúp đỡ trong việc giam can. Một ly nước dừa có chứa 46 calo và có 95% là nước giúp thai nhi của bạn vẫn khỏe mạnh mà bạn vẫn tăng cân.

Phụ nữ mang thai nên uống nước dừa hàng ngày để đạt được tất cả những lợi ích sức khỏe nói trên cho mẹ và bé.

Bạn có thể uống nước dừa trong quá trình bầu bí bằng cách kết hợp pha với nghệ hoặc bột nghệ. Bạn cũng có thể ăn thịt trắng của dừa vì nó cũng là thực phẩm lành mạnh, tốt cho mẹ và thai nhi.
Lê Nhi (Theo Buzzle)

Sức khỏe là tài sản vô giá, phòng hơn chữa, chữa sớm hơn chữa muộn

Ngày nay sự thay đổi của môi trường sống, thói quen ít vận động, áp lực công việc và chế độ ăn uống không hợp lý làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, đái đường, mỡ máu, acid uric, hô hấp,…

Bên cạnh đó, do không quen đi khám sức khỏe định kỳ, tâm lý ngại đi khám hoặc lo ngại sợ phát hiện ra bệnh có thể sẽ lo lắng mà nhiều người không muốn đi kiểm tra sức khỏe mà chỉ khi có triệu chứng thì mới chịu đi khám. Có rất nhiều trường hợp khi đến Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội khám phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn muộn hoặc đã có biến chứng phức tạp, rất khó chữa, mất nhiều thời gian và tốn kém.

Theo tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm vẫn có khoảng 17 triệu người chết do mắc các bệnh về tim mạch mặc dù đây là bệnh có thể phòng ngừa được.

Tăng mỡ máu, đặc biệt ở người có tuổi là nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não.

Tiểu đường là một bệnh mạn tính, nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở tim, thận, mắt, não…Chỉ riêng năm 2004, có khoảng 3,4 triệu người chết do đường máu quá cao và số người chết do bệnh này sẽ tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2005 đến năm 2030 (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Bệnh có thể phòng ngừa được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, gia tăng hoạt động thể lực và giữ cân nặng vừa phải, tránh bị mập phì.

Khám sức khỏe định kỳ – Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Chị Huyền cho hay: Hàng năm tôi đến Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội khám theo chương trình hợp tác giữa Bệnh viện và Công ty. Tuy nhiên, từ khi nghỉ hưu cho đến nay, tôi vẫn giữ thói quen đó vì tôi nghĩ đó là việc làm cần thiết để phòng và chữa bệnh.

Biện pháp đơn giản và khoa học nhất để phát hiện sớm, hạn chế tối đa những thương tổn và ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý là kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Phòng ngừa bao gồm việc sử dụng thuốc và làm theo các lời khuyên của bác sỹ về thay đổi cách sống sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe nguy hiểm.

Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát một số bệnh lý có nguy cơ cao theo nhóm tuổi, được bác sỹ tư vấn về cách điều trị và phương pháp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, tùy vào từng đối tượng mà bác sĩ sẽ cho biết những yếu tố, nguy cơ bệnh có thể mắc phải, rồi đưa ra những tư vấn phù hợp.


Qua khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ, bác sĩ tư vấn về các phương pháp bảo vệ sức khoẻ như thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, làm việc, cải tạo môi trường sống, luyện tập thể dục, thể thao… cũng như cách theo dõi, phương pháp điều trị trong trường hợp mắc bệnh.

Những người có tiền sử gia đình về bệnh mạn tính nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Bác sĩ Vũ Hoàng Thu, phụ trách Khoa kham chua benh của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết: Mỗi người nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất một lần một năm. Đây là thói quen tốt nên làm vì nhờ đó mà bệnh nhân có thể hiểu tình trạng sức khỏe của mình, chủ động hơn trong công việc và cuộc sống.

Tuổi nào cũng có thể loãng xương

Kham chua benh - Bệnh dịch này đang âm thầm lan rộng và được xếp vào hàng "sát thủ vô hình", nhất là đối với chị em phụ nữ.

Theo ước tính, mỗi năm trên thế giới có hơn 200 triệu người bị loãng xương, và cứ 30 giây lại có một bệnh nhân loãng xương bị gãy xương.

PGS - TS Bác sĩ Lê Anh Thư - Trưởng khoa nội cơ xương khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy - Chủ tịch hội loãng xương Tp.HCM cho biết một số thông tin về bệnh loãng xương và cách phòng chống:
- Loãng xương không loại trừ bất kì ai, kể cả nam lẫn nữ, tuy nhiên phụ nữ thường là nạn nhân vì sau khi mãn kinh sự thay đổi nội tiết tố ở cơ thể phụ nữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng xương. Hàm lượng oestrogen (nội tiết tố nữ có lợi cho xương) giảm hẳn, khiến xương mất đi Canxi cùng các khoáng chất khác nhanh hơn trước.
- Loãng xương có thể gây hậu quả nghiêm trọng, chẳng những đến cuộc sống của người bệnh mà còn những người thân chung quanh. Những vết rạn dẫn đến sự giảm chiều cao, còng lưng, làm cơ bắp đau đớn và yếu hẳn. Về lâu dài, người bị loãng xương có nguy cơ mất đi khả năng tự đi lại và qua đời sớm.
Nhiều người sai lầm cho rằng loãng xương chỉ là bệnh của người già. Thực tế nó đã âm thầm xuất hiện ngay từ khi còn trẻ. Và ngày nay căn bệnh loãng xương ngày càng xuất hiện nhiều trong giới trẻ, ở độ tuổi trên 30. Có thể đây cũng là nguyên nhân của sự thiếu vận động và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hiện tại, có thể tạm chia thành 3 giai đọan tiến triển của xương ở người phụ nữ như sau:
1./ Giai đọan tăng trưởng (đến 30 tuổi)
Mặc dù đây là giai đọan xương phát triển rất cần được quan tâm để có một cơ sở tốt cho xương về sau song thật đáng tiếc cũng là giai đoạn ít được quan tâm nhất do tâm lý chủ quan. Lượng canxi lý tưởng cho cơ thể ở độ tuổi này là 1000mg mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta cũng phải tăng cường bổ sung thêm vitamin D. Vì nếu không đủ vitamin D, cơ thể sẽ không hấp thụ được canxi.
2./ Giai đọan trưởng thành (30-50 tuổi)
Giai đọan này lượng canxi cần cung cấp cho cơ thể vẫn là 1000mg mỗi ngày. Tuy nhiên ở giai đọan này xương đã bắt đầu bị lão hóa do đó ta cần có chế độ kiểm tra mật độ xương định kỳ.
3./ Giai đọan sau mãn kinh (trên 50 tuổi)
- Vận động nhẹ nhàng nhưng cố gắng duy trì mỗi ngày (dưỡng sinh, đi bộ).
- Thường xuyên khám sức khỏe và tư vấn các chuyên gia sức khỏe xương.
- Hàm lượng canxi khuyên dùng cho độ tuổi này là 1200mg mỗi ngày. Bên cạnh đó còn lưu ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất xương khác như vitamin D, kẽm, magiê.

Nói chung ở bất cứ độ tuổi nào chúng ta cũng đều cần tích cực chăm sóc sức khỏe xương. Việc cung cấp canxi và các dưỡng chất xương thiết yếu khác như Vitamin D, protein, ma-giê và kẽm đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể từ các nguồn dinh dưỡng hay các lọai thực phẩm chức năng có tác dụng ngăn ngừa loãng xương. Cộng với sự luyện tập thường xuyên sẽ giúp xương chắc khỏe.

Theo SSM

Về "bài thuốc" chữa sỏi thận, mật: Không nên tự điều trị

Thời gian gần đây, nhiều người đã áp dụng phương pháp điều trị sỏi thận, mật không cần mổ mà chỉ tuân thủ chế độ ăn uống, thanh lọc cơ thể. Theo các nhà chuyên môn, cách làm trên chỉ là hỗ trợ điều trị.
Sỏi to, sỏi nhỏ đều… hết!

“Bài thuốc” mà nhiều bệnh nhân truyền nhau áp dụng, được quảng cáo là do một bác sĩ đang làm việc tại Ấn Độ nghiên cứu và được viết trong cuốn sách The Cure for all diseases (Chữa hết mọi thứ bệnh). Theo “bài thuốc” này thì chỉ sau vài lần áp dụng, sỏi to, sỏi nhỏ sẽ bị thải loại ra ngoài. Những thành phần trong “bài thuốc” không kiếm đâu xa mà rất gần trong cuộc sống. Nó bao gồm bốn gói muối Epson (magnessium sulphate); 1/2 chai dầu oliu loại 125ml; một trái bưởi cỡ 1kg lấy múi xay nhuyễn, vắt lấy nước; 750ml nước tinh khiết...

Ngày thứ nhất, ăn sáng và ăn trưa với thức ăn nhẹ, không chất béo và đường. Không ăn và uống sau bữa trưa (12 giờ) cho đến ngày hôm sau. Pha bốn gói Epson để vào tủ lạnh (chia làm bốn lần). 18 giờ uống một phần nước dung dịch vừa pha. 20 giờ uống dung dịch muối lần thứ hai. 21 giờ 45 vắt nước bưởi (1/2 - 3/4 ly) trộn chung với 1/2 ly dầu oliu và lắc cho sủi bọt. 22 giờ tối uống hết dung dịch vừa pha. Uống xong, phải đi nằm lập tức và lúc này, người bệnh có thể cảm thấy sự dịch chuyển ở gan (tống sạn ra khỏi các ống dẫn và túi mật). Ngày thứ hai, 6 giờ uống phần dung dịch Epson thứ ba. 8 giờ uống phần cuối cùng. 10 giờ có thể bắt đầu uống nước trái cây, ăn cháo sau nửa giờ và ăn uống bình thường một giờ sau. Có thể áp dụng cách này một - hai lần cách nhau hai tuần, hiệu quả sẽ rõ rệt.

Các bài thuốc chỉ là hỗ trợ

BS Nguyễn Cao Luận khẳng định, đối với sỏi thận nhỏ, dù uống thuốc gì cũng không tan ngay được mà cần có thời gian. Thực tế, sỏi canxi dễ tan, còn sỏi oxalate rất khó tan. Sỏi có thể có ở thận hoặc đường tiết niệu. Sỏi ở thận to nhưng chưa chắc gây đau nhiều bằng sỏi ở đường tiết niệu. Sỏi mật phần lớn cần phải phẫu thuật. Trong thực tế, một số trường hợp sỏi niệu quản còn nhỏ (khoảng bằng hạt đậu đen), bề mặt sỏi trơn láng thì phương pháp uống nhiều nước, vận động (chơi bóng bàn, chạy nhảy, đạp xe đạp…) cũng có thể làm cho sỏi thoát ra ngoài. Tuy nhiên, số trường hợp như vậy không nhiều.

Hiện chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam minh chứng cách chữa sỏi thận, mật như trên là hiệu quả. “Thành phần trong “bài thuốc” chỉ là những thực phẩm hết sức bình thường trong cuộc sống. Hơn nữa, việc uống dung dịch trên theo giờ không có ý nghĩa gì. Nó cũng chỉ như việc ăn uống hàng ngày. Tôi có thể khẳng định 100% “bài thuốc” trên không có tác dụng. Không thể tin được cách chữa bệnh này”, BS Luận khẳng định.

TS Vũ Nguyễn Khải Ca, Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu (BV Việt Đức, Hà Nội) cũng khẳng định: "Ngay cả những bài thuốc Nam cũng chỉ giúp cơ thể bài thải những cặn sỏi, chứ không giúp làm tan sỏi lớn. Một số loại thuốc được quảng cáo tan sỏi nhưng trên thực tế chỉ có tác dụng… lợi tiểu".

“Việc chữa trị sỏi thận, sỏi niệu quản lâu nay có những phương pháp hiện đại không đau, đơn giản, nhanh gọn như mổ nội soi, tán sỏi (bằng siêu âm, xung hơi, tán laser…). Sỏi thận là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân. Việc phòng ngừa các biến chứng là rất quan trọng. Vì vậy, cần cố gắng phát hiện và điều trị thật sớm" - BS Luận khuyên.

Lệ Hà

"Bật mí" 4 bước khám phụ khoa cơ bản các chị em nên biết

Khi đi kham phu khoa, bạn sẽ nhận được lời yêu cầu cởi quần áo từ bác sĩ. Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống trên bàn và để chân trên thanh gác chân ở cuối bàn khám.


Sau đó, bạn phải trượt và chuyển động hông của bạn xuống một cách từ từ nhẹ nhàng đến các cạnh cuối cùng của chiếc bàn khám. Bác sĩ phụ khoa sẽ yêu cầu đầu gối của bạn trải rộng ra hơn. 

Thời điểm này, bạn nên thư giãn càng nhiều càng tốt. Đặc biệt, bạn nên thư giãn mông, bụng và các cơ âm đạo của bạn. Chúng sẽ làm cho bạn thoải mái hơn và quá trình khám cũng nhanh chóng hơn.

Khám phụ khoa

"Bật mí" 4 bước khám phụ khoa cơ bản mà các chị em nên biết

1. Khám bên ngoài vùng kín

Đầu tiên, các bác sĩ phụ khoa sẽ thăm khám và xem xét các nếp gấp ở âm hộ và âm đạo của bạn. Đây là một bước cơ bản đầu tiên khi các chị em đi khám phụ khoa. 

Tuy nhiên điều này lại rất cần thiết vì chúng giúp kiểm tra xem bạn có các dấu hiệu của u nang, xả dịch âm đạo, mụn cóc sinh dục, bị ngứa hoặc các triệu chứng khác không đấy!

2. Khám bằng phễu soi mỏ vịt

Tiếp đó, bác sĩ phụ khoa sẽ nhẹ nhàng đưa một mỏ vịt bôi trơn vào âm đạo của bạn. Phễu soi mỏ vịt này được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để tách các ngóc ngách của âm đạo ra và xem xét.  
Khám phụ khoa
Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đôi chút khó chịu nhưng không gây đau đớn cho bạn nhiều. Hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết những bất thường ở âm đạo nếu bạn đang cảm nhận thấy nó. Khi ấy bác sĩ chỉ cần điều chỉnh kích thước hay vị trí của mỏ vịt đến vị trí bạn yêu cầu để thăm khám và xem xét.

Nếu bạn muốn nhìn thấy cổ tử cung của bạn, hãy nói điều này với bác sĩ phụ khoa. Họ có thể cho bạn nhìn thấy chúng lúc này bằng cách sử dụng một tấm gương soi.

Các bác sĩ phụ khoa sau đó sẽ sử dụng một chiếc thìa nhỏ hoặc bàn chải nhỏ để lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ cổ tử cung của bạn. Mẫu này sẽ được tiến hành làm xét nghiệm Pap để xem bạn có bất kỳ dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung không.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết. Bác sĩ có thể sử dụng một tăm bông để lấy một mẫu chất dịch nhầy chảy ra từ cổ tử cung của bạn. Mẫu dịch này sẽ được mang đi thử nghiệm để khẳng định bạn có đang bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay không.

3. Kiểm tra bằng 2 tay

Trong bước 3 này, bác sĩ phụ khoa sẽ chèn thêm một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn vào âm đạo của bạn. 
Phòng khám phu khoa

Trong khi đó, một tay kia của bác sĩ phụ khoa cũng nhẹ nhàng ấn vào bụng dưới của bạn. Đây là một cách để kiểm tra và phát hiện những vấn đề sau:

- Kích thước, hình dạng và vị trí tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc cách lựa chọn biện pháp tránh thai của bạn 

- Tử cung mở rộng - có thể là bạn đang mang thai hoặc u xơ tử cung

- Đau - có là nhiễm trùng hoặc các điều kiện khác

- Sưng ống dẫn trứng - có thể là mang thai ngoài tử cung

- Mở rộng buồng trứng, u nang, hay các khối u

4. Kiểm tra trực tràng

Bác sĩ có thể đặt một ngón tay đã đeo găng vào trực tràng. Hành động này sẽ giúp kiểm tra các cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn của bạn.

Ngoài ra, chúng cũng giúp  kiểm tra để xem có khối u phía sau tử cung, trên ngóc ngách dưới của âm đạo, hoặc trong trực tràng của bạn hay không nhé!

Một số bác sĩ phụ khoa còn đặt một ngón tay vào sâu trong âm đạo của bạn. Điều này cho phép họ kiểm tra các mô ở giữa âm đạo toàn diện hơn.

Các chị em có thể cảm thấy như bạn cần đi tiêu trong phần kiểm tra này. Điều này chỉ là bình thường và chỉ kéo dài vài giây.

Chị em nào đã từng đi khám phụ khoa thì chắc hẳn sẽ biết tường tận những bước trên cụ thể rồi. Nào hãy cùng chia sẻ với những chị em còn chưa một lần vượt qua ngại ngần để đi kham phu khoa nhé!
Lê Nhi (Theo planned)
Liên kết: Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Bảng giá seo website - Giay nam - Giay nu